9. Danh mục hàng hóa xuất khẩu (XK), nhập khẩu (NK) Việt Nam năm 2018

Thông tư 65/2017/TT-BTC ban hành Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam, theo đó:

Tăng nhiều mã hàng so với Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam ban hành theo Thông tư 103/2015/TT-BTC ngày 01/7/2015. 

Căn cứ vào Danh mục này, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành:

- Xây dựng các Biểu thuế áp dụng đối với hàng hóa XK, NK.

- Xây dựng các Danh mục hàng hóa phục vụ quản lý nhà nước theo quy định của Chính phủ và quy định tại khoản 4 Điều 26 Luật Hải quan.

- Thống kê Nhà nước về hàng hóa XK, NK.

- Phục vụ công tác quản lý nhà nước về XK, NK hàng hóa và các lĩnh vực khác.

Thông tư 65/2017/TT-BTC sẽ thay thế cho Thông tư 103/2015/TT-BTC ban hành Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam.

10. Tăng hạn ngạch thuế quan NK thuốc lá nguyên liệu năm 2018

Thông tư 25/2017/TT-BCT quy định việc NK thuốc lá nguyên liệu theo hạn ngạch thuế quan năm 2018, theo đó:

Lượng thuốc lá nguyên liệu NK theo hạn ngạch thuế quan năm 2018 là 53.604 tấn, tăng 2.553 tấn so với năm 2017 (quy định tại Thông tư 39/2016/TT-BCT ngày 30/12/2016).

Đối tượng được cấp giấy phép NK theo hạn ngạch thuế quan là thương nhân đáp ứng 02 yêu cầu sau:

- Có giấy phép sản xuất thuốc lá điếu do Bộ Công thương cấp.

- Có nhu cầu sử dụng một tỷ lệ nhất định thuốc lá nguyên liệu NK để sản xuất thuốc lá điếu do Bộ Công thương xác nhận.

11.  Hướng dẫn thanh toán BHYT về tỷ lệ hao hụt vị thuốc cổ truyền

Thông tư 43/2017/TT-BYT quy định về tỷ lệ hao hụt đối với vị thuốc cổ truyền (vị thuốc) và việc thanh toán chi phí hao hụt tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Theo đó, việc thanh toán chi phí hao hụt vị thuốc trong thanh toán bảo hiểm y tế căn cứ vào các yếu tố sau đây:

- Giá mua của vị thuốc theo quy định tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (hóa đơn mua dược liệu phải thể hiện rõ tình trạng dược liệu khi mua);

- Tỷ lệ hao hụt của các vị thuốc trong quá trình chế biến thực tế;

- Tỷ lệ hao hụt trong quá trình bảo quản, cân chia.

Mức thanh toán tỷ lệ hao hụt theo thực tế trong chế biến không cao hơn tỷ lệ hao hụt tối đa quy định tại Danh mục ban hành kèm theo Thông tư này.

12. Ghi nhãn trên sản phẩm khăn giấy và giấy vệ sinh

Thông tư 36/2015/TT-BCT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 09:2015/BCT đối với sản phẩm khăn giấy và giấy vệ sinh.

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, gia công, NK, phân phối sản phẩm khăn giấy, giấy vệ sinh, giấy tissue tiêu thụ trên thị trường Việt Nam; các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Theo đó, quy định về việc ghi nhãn trên sản phẩm khăn giấy và giấy vệ sinh như sau:

- Trên mỗi đơn vị bao gói sản phẩm phải có nhãn hàng hóa; nội dung ghi nhãn phải rõ ràng, dễ đọc, khó tẩy xóa và phải theo đúng quy định về Nhãn hàng hóa.

- Nội dung ghi nhãn hàng hóa phải có tối thiểu các thông tin sau:

+ Tên, địa chỉ của nhà sản xuất;

+ Tên, địa chỉ nhà NK (đối với sản phẩm NK);

+ Nhãn hiệu sản phẩm;

+ Số hiệu tiêu chuẩn do nhà sản xuất công bố áp dụng;

+ Dấu hợp quy (dấu CR);

+ Định lượng của một lớp giấy;

+ Loại bột giấy sử dụng;

+ Số lớp của sản phẩm;

+ Ngày sản xuất - hạn sử dụng.